Thứ 6 - 26/02/2016
Liên hệ (02513)822.327 Facebook Email: hoinongdantinhdn@gmail.com
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu xanh lá cây Màu vàng
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)
Cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028
Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai triển khai Nghị quyết Trung ương 5, khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào thực tiễn

​Qua 36 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã lãnh đạo giai cấp nông dân và hội viên nông dân vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từng bước đạt được những kết quả to lớn trong việc ổn định an ninh, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, nông dân.

Hiện nay toàn tỉnh có 154 cơ sở Hội, 854 chi Hội, 4.871 tổ Hội và 127.387 hội viên nông dân (đạt 84,43% tỷ lệ tập hợp), trong đó, hội viên sinh hoạt thường xuyên là 106.056 (chiếm 83,48% so với tổng số hội viên), số hội viên nòng cốt là 61.799 (chiếm 48,51%), có 45 Chi hội Nông dân nghề nghiệp với 976 thành viên; 201 Tổ hội Nông dân nghề nghiệp với 2.090 tổ viên.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp tỉnh tiếp tục phát triển ổn định. Đến nay tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong tổng GRDP toàn tỉnh đạt 8,3%; tốc độ tăng GRDP nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt 3,28% năm; giá trị sản xuất đạt trên 228,8 triệu đồng/ha; thu nhập của cư dân nông thôn đạt 59,61 triệu đồng/người/năm; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng tiêu chí; tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động loại khá, tốt đạt 47,4%; tỷ lệ cư dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn QC02 là 81,95%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,41%.

Hội Nông dân các cấp đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên nông dân. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục của Hội được thực hiện thông qua các đợt sơ, tổng kết, triển khai thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, của Chính phủ có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và tổ chức Hội Nông dân, mới đây là 3 Nghị quyết trọng tâm tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII (Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao", Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", Nghị quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới")… Trong đó tập trung tuyên truyền Nghị quyết số 19-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".

Tài liệu tuyên truyền được các cấp Hội trong tỉnh phối hợp biên soạn, tuyên truyền để nông dân dễ hiểu, in đĩa DVD cấp cho cán bộ tuyên truyền viên phục vụ cho các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, các cuộc hội thảo, tọa đàm, các lớp khuyến nông, bảo vệ thực vật, các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ công tác Hội hàng năm.

Ngoài hình thức tuyên truyền miệng, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tổ chức triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác như: Tổ chức các Hội thi “Nhà nông đua tài", “Nông dân chung sức xây dựng nông thôn mới"; Tuyên truyền lưu động, tuyên truyền trực tiếp; Ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức tuyên truyền qua Trang thông tin điện tử, trang Fanpage “Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai", các ứng dụng mạng xã hội Facebook, Zalo của Hội Nông dân tỉnh, huyện; Tổ chức ghi hình, đưa tin các hoạt động, mô hình tiêu biểu, nổi bật của Hội, góp phần lan tỏa những tấm gương cán bộ, hội viên, nông dân điển hình, những cách làm hay, sáng tạo và các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao... Hướng về cơ sở và tăng cường công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân, bằng các hình thức như sinh hoạt chi, tổ Hội để lắng nghe ý kiến hoặc tổ chức đối thoại trực tiếp với hội viên nông dân...

HNDT triển khai NQ TW 5- tuyên truyền Hội thi_600_06112022212644.jpg

Lồng ghép tuyên truyền các Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn qua các Hội thi trực tuyến

Hàng năm, Hội Nông dân các cấp đã lồng ghép tổ chức được bình quân 4.294 đợt tuyên truyền/năm với 203.546 lượt người tham dự. Tính đến nay có trên 961.000 lượt người truy cập trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, các cấp Hội đã nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân; kịp thời phản ánh với cấp ủy, chính quyền và Hội cấp trên để ban hành những chủ trương, chính sách, giải quyết những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của hội viên nông dân, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ đó hội viên nông dân hăng hái lao động sản xuất, mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích và sản xuất theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước do Hội phát động, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hỗ trợ phát triển các hình thức tổ chức sản xuất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất bền vững và tăng thu nhập cho hội viên

Hội Nông dân các cấp trong tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức tuyên truyền hướng dẫn, vận động cán bộ, hội viên gia xây dựng các hình thức Kinh tế hợp tác và Hợp tác xã, đồng thời thường xuyên tạo điều kiện hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ hợp tác và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế tập thể tạo đầu ra cho sản phẩm, hoàn thành chỉ tiêu xây dựng mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả do Hội Nông dân hướng dẫn tổ chức; chủ động liên kết với các Công ty, doanh nghiệp để nâng cao chất lượng, sản xuất bền vững, tạo vùng sản xuất tập trung, đáp ứng nguồn hàng khi xuất ra thị trường, nâng cao thu nhập, lợi nhuận cho hội viên. Kết quả, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 175 Hợp tác xã nông nghiệp, 1.134 Câu lạc bộ - Tổ hợp tác, với 33.351 thành viên, 1.722 trang trại với tổng quy mô 3.133 ha (bình quân 1,82 ha/trang trại) với 7.010 lao động thường xuyên. Chất lượng hoạt động Hợp tác xã nông nghiệp, Câu lạc bộ, Tổ hợp tác cơ bản được ổn định, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tăng qua các năm; các HTX đã quan tâm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên như dịch vụ cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, thu mua nông sản, mua bán cây con giống, thức ăn gia súc, gia cầm, quản lý công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu, nước sạch nông thôn, thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, trồng rừng. Tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khá, tốt được tăng lên.

HNDT triển khai NQ TW 5- THT_600_06112022212644.jpg

Lễ ra mắt Tổ hợp tác kinh tế trồng và kinh doanh bưởi Phú Hội, huyện Nhơn Trạch

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Phong trào tiếp tục phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…đạt được những kết quả to lớn, có bước phát triển mới toàn diện và sâu sắc, đạt hiệu quả rõ rệt tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần khích lệ, động viên hội viên, nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất. Hằng năm, các cấp Hội đều triển khai đăng ký và bình xét công khai hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, có nhiều tấm gương tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Mỗi năm đều có trên 80.000 hộ đăng ký và có hơn 49.000 hộ đạt danh hiệu. Lũy kế đến nay đã có 1.549.930 lượt hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Số lượt hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tham gia vào các lĩnh vực, cụ thể như: Trồng trọt chiếm 58,37% lượt hộ; Chăn nuôi chiếm 29,39%; Lâm nghiệp chiếm 0,67%; Thương mại-Dịch vụ chiếm 6,1%; sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 5,47%.

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, ngày càng nhiều nông dân đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; nhiều mô hình có quy mô sản xuất lớn, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Phong trào đã khuyến khích, động viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức: Hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật, ngày công lao động, về cách làm ăn, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng Hội vững mạnh.

Trao vốn tại Phú Lâm, TP_600_06112022212644.jpg

Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ 1 tỷ đồng cho 20 hộ nông dân xã Phú Lâm (huyện Tân Phú) thực hiện dự án xây dựng nhà lưới trồng rau sạch

Một số mô hình đã cho hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng, như: Mô hình nuôi lươn không bùn tại xã An Viễn, huyện Trảng Bom; THT cây có múi xã Sông Trầu, Cây Gáo; mô hình thâm canh cây sầu riêng tại xã Xuân Bảo và Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ; mô hình chăn nuôi dê tại xã Xuân Tây, Xuân  Đông, huyện Cẩm Mỹ; mô hình cải tạo vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái tại xã Bình Sơn và Bình An, huyện Long Thành; mô hình chăm sóc cây bưởi tại xã Bình Lợi, Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu; mô hình trồng và chăm sóc cây trà tại xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch; mô hình chăm sóc, cải tạo vườn xoài tại xã La Ngà, huyện Định Quán; mô hình nuôi tôm càng xanh tại xã Trà Cổ, huyện Tân Phú….

Phong trào nông dân tham gia xây dựng Nông thôn mới

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bằng những việc làm thiết thực như: hiến đất và đóng góp kinh phí, vật tư, ngày công lao động để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng đường điện hạ thế, phòng học, nhà văn hóa, xây dựng mới và sửa chữa các công trình, cơ sở vật chất khu vực nông thôn. Lũy kế đến nay đã đóng góp tổng số tiền xây dựng hạ tầng nông thôn mới đạt trên 834 tỷ đồng, 684 ngàn ngày công lao động; vận động trên 1.500 hộ nông dân hiến gần 2 triệu m2 đất để xây dựng các công trình dân sinh tại địa phương; tham gia sửa chữa và làm mới đạt trên 8,2 ngàn km đường giao thông nông thôn; tham gia nạo vét, xây dựng kiên cố hóa được 49,3 ngàn km kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; lắp đặt hơn 1,1 ngàn bể chứa bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật; phối hợp xây dựng 3.146 căn nhà tình thương...

HNDT triển khai NQ TW 5- trao nhà_600_06112022212644.jpg

Hội Nông dân tỉnh trao nhà tình thương cho ông Dương Mạnh (thứ 6 từ trái sang) - hội viên khó khăn tại xã Phú Lập, huyện Tân Phú

Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh đầu của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2019. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, luỹ kế đến nay toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 77/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 10 xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Tỉnh cũng đang triển khai các biện pháp thu hút đầu tư vào chế biến sâu nông sản gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện trên địa bàn Đồng Nai có 112 sản phẩm OCOP với 45 chủ thể được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó: 01 sản phẩm tiềm năng 05 sao đang chờ Trung ương đánh giá; 36 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 64 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao… Diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh đã thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Đến nay đã có nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có các sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, cụ thể như: Các sản phẩm chế biến từ sen của HTX TMDV Trường Phát (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch), Trà Phú Hội (xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch), sản phẩm Ca cao Trọng Đức (Huyện Định Quán), sản phẩm tiêu hữu cơ (xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ)…

HNDT triển khai NQ TW 5- sen ocop_600_06112022212644.jpg

Các sản phẩm chế biến từ sen của HTX TMDV Trường Phát (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch) được công nhận sản phẩm OCOP

Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", các cấp Hội phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vận động hội viên nông dân đăng ký danh hiệu gia đình nông dân văn hoá; vận động hội viên nông dân tham gia xây dựng ấp/khu phố, xã/phường văn hóa; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội; phòng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động khuyến học, khuyến tài ở nông thôn. Kết quả, hàng năm có hơn 124.000 lượt hộ đăng ký danh hiệu gia đình nông dân văn hoá và có hơn 100.000 hộ đạt danh hiệu.

Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới

Trong thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh xác định sẽ tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh; tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng tốt nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Hội Nông dân tỉnh đã đề ra các giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới, cụ thể là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó trọng tâm là các nghị quyết tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Những chủ trương, chính sách nhằm giúp nông dân tận dụng tốt thời cơ, vượt qua thách thức để phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển nền nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng... theo mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

- Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quán triệt để cán bộ, hội viên, nông dân nhận thức sâu sắc, đầy đủ về quan điểm của Đảng và Nhà nước, về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn; Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Đa dạng hóa phương thức tuyên truyền và thông tin rộng rãi, đầy đủ nội dung của các Nghị quyết, các chương trình, kế hoạch... Phát huy vai trò của các kênh tuyên truyền đặc biệt là trang thông tin công tác Hội. Thực hiện lồng ghép các chuyên trang, chuyên mục để truyền tải sâu rộng và kịp thời các nội dung trên đến từng cán bộ, hội viên nông dân và người dân. Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình, mô hình mới, cách làm hay để triển khai nhân rộng.

- Các cấp Hội cần đa dạng các hình thức tập hợp, thu hút hội viên; chú trọng phát triển hội viên mới. Tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước có các cơ chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Khuyến khích, động viên nông dân, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, thi đua làm giàu, tích cực tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước.

- Đẩy mạnh phong trào “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững". Phối hợp với các cấp, các ngành huy động nguồn lực tổ chức các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân phát phát triển sản xuất, bảo đảm sinh kế cho người nông dân.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhất là vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng xa trung tâm.

- Tham mưu chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi mô hình từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp công nghệ cao.

- Triển khai thực hiện tốt phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, nông dân tích cực tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi, tham gia vào quá trình tập trung, tích tụ đất đai, tạo vùng sản xuất chuyên canh, cánh đồng lớn, cánh đồng liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nâng cao năng suất,chất lượng, giá trị nông sản; chú trọng tổ chức sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, GlobalGAP... để tuyên truyền, nhân rộng.

- Vận động, hỗ trợ nguồn lực cho nông dân sản xuất giỏi, kinh doanh giỏi tham gia thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nông nghiệp, xây dựng các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ.

- Phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, nâng cao hiệu quả cho vay vốn, xây dựng mô hình phát triển kinh tế theo hướng liên kết hợp tác sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; tăng cường phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngân hàng thương mại giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ,hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Tăng cường cung cấp thông tin, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, tham gia phối hợp tổ chức các hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.

- Đẩy mạnh công tác tư vấn dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho nông dân; chuyển đổi ngành nghề,

 - Vận động, hội viên nông dân tham gia vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); xây dựng các mô hình liên kết phát triển sản xuất, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP; tổ chức kết nối hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

 - Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác xã tổ hợp tác trong nông nghiệp. Thành lập các chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp tạo cơ sở nền tảng phát triển thành các tổ hợp tác, hợp tác xã; khích lệ, động viên hội viên, nông dân phát triển kinh tế hộ, kinh tế tư nhân.

- Hướng dẫn, hỗ trợ hội viên nông dân khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn.


Nguyễn Hiếu
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân huyện Tân Phú nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Xuân Lộc nhiệm kỳ 2023 - 2028 chụp hình lưu nhiệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân thành phố Long Khánh khóa V nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt và hứa hẹn trước Đại hội
BCH Hội Nông dân thành phố Biên Hòa khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo tại Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện TRảng Bom khóa V ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Thống Nhất lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Long Thành khóa XI chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo HND tỉnh và Huyện ủy
Xem thêm

Các HND các tỉnh, thành phố

Các huyện, thành phố trong tỉnh

Các trang thường dùng khác

Số lượt truy cập

Trong năm 2024 :
Tất cả :

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ cơ quan: Số 185, đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: (02513) 822.327, Email: hoinongdantinhdn@gmail.com

Trưởng Ban biên tập: Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Mọi tin, bài, thắc mắc, góp ý xin gửi về thư điện tử: thudinh85hnd@gmail.com​ hoặc Zalo: 0369 121 007

Lên đầu trang