Thứ 6 - 26/02/2016
Liên hệ (02513)822.327 Facebook Email: hoinongdantinhdn@gmail.com
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu xanh lá cây Màu vàng
Nhiệt liệt chào mừng 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024)
Cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028
Hội Nông dân tỉnh tổ chức đoàn cán bộ, hội viên nông dân đi học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Giang

​Nhằm nắm bắt các thông tin về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời giao lưu trao đổi học tập kinh nghiệm, tìm hiểu về cách thức tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện sản xuất theo mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; công tác kết nối, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức hoạt động, phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với phát triển du lịch, nông nghiệp, sinh thái và tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương của các tỉnh. Từ ngày 27/6- 02/7/2024, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức đoàn gồm 22 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh đi học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Giang; đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh làm trưởng đoàn.

Đoàn công tác Hội Nông tỉnh Đồng Nai đến thăm và trao đổi, chia sẻ với Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc về các chính sách ở địa phương hỗ trợ cho hội viên, nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; trong đó, tập trung trao đổi kinh nghiệm trong cách điều hành, quản lý hệ thống tiêu thụ nông sản sạch của hội viên, nông dân như: các “Cửa hàng nông sản sạch, an toàn”; công tác kết nối, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa hợp tác xã với Siêu thị, doanh nghiệp trong và ngoài nước; trao đổi kinh nghiệm trong việc quản lý chất lượng đầu vào vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi; quản lý quy trình, kỹ thuật và ứng dụng truy suất nguồn gốc sản phẩm trong quá trình hợp tác thực hiện chuỗi liên kết; chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động, phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái và tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương của tỉnh Hà Giang và tỉnh Vĩnh Phúc.

học tập kinh nghiệm tại Vĩnh Phúc 1.7.jpg

Đoàn công tác làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc

Trong thời gian 6 ngày, đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh đã học tập nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp rất bổ ích và có ý nghĩa trong ứng dụng thực tiễn như: Mô hình chăn nuôi tổng hợp, trồng trọt hữu cơ của hộ ông Trần Minh Chi, tại Tổ 4, thị trấn Đồng Văn; mô hình trồng cam hữu cơ của Hợp tác xã sản xuất Cam VietGap tại thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang​; mô hình nuôi ong của HTX Hà An Thành Ma Tủng, tại thôn Thành Ma Tủng, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; mô hình trồng nấm của HTX Nấm Tam Đảo, tại thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và thăm Công ty TNHH MTV Biotech Quế Lâm thuộc Tập đoàn Quế Lâm, tại thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây chủ yếu là những mô hình của hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

tham quan mô hình nuôi ong Hà Giang.jpg

Đoàn tham quan mô hình nuôi ong ở tỉnh Hà Giang

Quá trình học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh cho thấy, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh; việc ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất sẽ nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững; việc liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Hợp tác xã, Doanh nghiệp với nhiều hộ nông dân nên có qui mô lớn về diện tích, về vốn; áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; lo nguyên liệu đầu vào và đảm bảo được thị trường đầu ra cho nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Kết quả học tập cũng cho thấy rằng, nơi nào có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực và tâm huyết đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ; sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thì nơi đó có nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Quỳnh Nga

Các tin khác

Hội nghị sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2024
Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai với nông dân năm 2024
Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn PCCC cho cán bộ công chức
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh tặng quà Tết 2024 cho nông dân khó khăn
Đồng chí Võ Văn Phi - PCT UBNDT trao thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Hội năm 2023
Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 220 cán bộ cơ sở năm 2024
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân huyện Tân Phú nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Xuân Lộc nhiệm kỳ 2023 - 2028 chụp hình lưu nhiệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân thành phố Long Khánh khóa V nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
Xem thêm

Các HND các tỉnh, thành phố

Các huyện, thành phố trong tỉnh

Các trang thường dùng khác

Số lượt truy cập

Trong năm 2024 :
Tất cả :

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ cơ quan: Số 185, đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: (02513) 822.327, Email: hoinongdantinhdn@gmail.com

Trưởng Ban biên tập: Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Mọi tin, bài, thắc mắc, góp ý xin gửi về thư điện tử: thudinh85hnd@gmail.com​ hoặc Zalo: 0369 121 007

Lên đầu trang