Thứ 6 - 26/02/2016
Liên hệ (02513)822.327 Facebook Email: hoinongdantinhdn@gmail.com
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu xanh lá cây Màu vàng
Cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028
Trồng sầu riêng Vietgap, hướng sản xuất bền vững của nông dân xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc

​Trong những năm qua, sầu riêng luôn là loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân trên địa bàn xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc, mỗi ha dao động từ vài trăm đến hàng tỷ đồng. Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân trên địa bàn xã đã và đang thực hiện sản xuất theo mô hình Vietgap nâng cao năng suất và chất lượng trái sầu riêng đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. 

Gia đình anh Nguyễn Hải Điệp, ngụ ở Ấp Bảo Thị, xã Xuân Định là một trong những hộ tiên phong sản xuất sầu riêng sạch theo quy trình Vietgap. Qua công tác vận động của địa phương, năm 2014 anh Điệp tham gia Hợp tác xã sản xuất sầu riêng theo hướng Vietgap trên diện tích 1,3 ha. Khi tham gia vào Hợp tác xã giúp anh có thêm kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc vườn cây như được hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học và phân bón hữu cơ, hạn chế dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu, áp dụng tưới tiêu tiết kiệm, tạo tán, tỉa trái đúng kỹ thuật… với cách làm này anh tiết kiệm rất nhiều chi phí trong sản xuất, cây vẫn sinh trưởng tốt, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe và môi trường. 

Nông dân trồng sầu riêng theo tiêu chuẩn Vietgap.jpg

Việc sản xuất cây sầu riêng theo hướng Vietgap đang được huyện Xuân Lộc đẩy mạnh nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, có sức cạnh tranh trên thị trường 

Anh Nguyễn Hải Điệp cho biết “Thực hiện trồng theo hướng Vietgap này những năm đầu tiên gia đình tôi được nhà nước hỗ trợ pét tưới, giống làm phân hữu cơ nó rất ổn định cho người dân và trái cây nó nhiều năng suất hơn. Trên diện tích 7 sào sầu riêng năm thứ 8, vụ sầu riêng năm rồi cho năng suất đạt 20 tấn. Năm nay nông dân chúng tôi được cấp mã vùng trồng và nông dân chúng tôi đang chờ vụ trái này có mã số vùng trồng sẽ có đầu ra ổn định cho nông dân”.

​Tương tự, vườn sầu riêng xen bơ trên diện tích 2,7 ha của hộ ông Nguyễn Vĩnh Thủy ngụ ở ấp Bảo Thị, xã Xuân Định cũng đang áp dụng quy trình sản xuất theo hướng Vietgap, sử dụng hoàn toàn các chế phẩm sinh học vào sản xuất. Đặc biệt để giảm bớt công lao động ông đã sử dụng hoàn các loại máy móc để làm như máy xịt thuốc, máy cắt cỏ và lắp đặt một hệ thống tưới tự động và bán tự động gồm 5 pha, mỗi lần tưới 0,5ha và tự động luân phiên với nhau tưới toàn bộ diện tích. Ông Nguyễn Vĩnh Thủy chia sẻ: Bản thân giờ lớn tuổi không có công nên tôi áp dụng hệ thống tưới này rất thuận tiện. Hoàn toàn tự động, tôi hẹn giờ tưới xong thì tự động ngắt. Một ngày muốn tưới lúc nào cũng được sáng trưa chiều, đặc biệt khu vực này là tôi tưới đêm nữa. Nhờ áp dụng tốt khoa học, kỹ thuật vào chăm sóc nên sau 18 tháng cây phát triển xanh tốt, 90% sầu riêng đã cho hoa bói.  

​Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn xã Xuân Định có trên 448 ha sầu riêng. Phần lớn nhà vườn đã áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm, giúp giảm chi phí, công lao động và tiết kiệm lượng nước tưới, tăng năng suất và độ đồng đều của trái. Đặc biệt địa phương có 57 ha sầu riêng sản xuất theo hướng Vietgap thuộc HTX Thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định thực hiện thành công dự án cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Sản phẩm sầu riêng Vietgap Xuân Định cũng là một trong số ít mặt hàng trái cây tươi của Đồng Nai đạt chứng nhận 3 sao của chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Định, huyện Xuân Lộc Nguyễn Hồng Phong cho biết: Những năm gần đây, nông dân đã chuyển sang một bước mới, sức lao động tiết kiệm và thay vào đó là kỹ thuật, máy móc, công nghệ hiện đại. Thường kỳ sinh hoạt ở địa phương; sinh hoạt ở các chi hội đoàn thể đều đưa ra nội dung tuyên truyền áp dụng KHKT vào sản xuất, sản xuất hữu cơ, sản xuất sạch để bảo vệ sức khỏe người lao động cũng như người tiêu dùng.

Việc sản xuất cây sầu riêng cũng như nhiều loại cây trồng khác theo hướng Vietgap đang được huyện Xuân Lộc đẩy mạnh nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, từ đó xây dựng thương hiệu nông sản cho các loại cây trồng chủ lực góp phần phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững.

Trần Như Huyền
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân huyện Tân Phú nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Xuân Lộc nhiệm kỳ 2023 - 2028 chụp hình lưu nhiệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân thành phố Long Khánh khóa V nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt và hứa hẹn trước Đại hội
BCH Hội Nông dân thành phố Biên Hòa khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo tại Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện TRảng Bom khóa V ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Thống Nhất lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Long Thành khóa XI chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo HND tỉnh và Huyện ủy
Xem thêm

Các HND các tỉnh, thành phố

Các huyện, thành phố trong tỉnh

Các trang thường dùng khác

Số lượt truy cập

Trong năm 2024 :
Tất cả :

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ cơ quan: Số 185, đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: (02513) 822.327, Email: hoinongdantinhdn@gmail.com

Trưởng Ban biên tập: Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Mọi tin, bài, thắc mắc, góp ý xin gửi về thư điện tử: thudinh85hnd@gmail.com​ hoặc Zalo: 0369 121 007

Lên đầu trang