Thứ 6 - 26/02/2016
Liên hệ (02513)822.327 Facebook Email: hoinongdantinhdn@gmail.com
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu xanh lá cây Màu vàng
Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật năm 2025" sẽ diễn ra từ ngày 08/9/2025 đến hết ngày 28/9/2025
Chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025)
Chuyên đề năm 2025 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân”
Nông dân Đồng Nai "sắm đồ" tự làm phân bón, thuốc trừ sâu, cây ăn trái vẫn ra quả ầm ầm, lợi nhuận vẫn tốt

​Ông Vũ Văn Mạnh, nông dân xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) chia sẻ, sau khi tham gia một số lớp tập huấn về làm nông nghiệp hữu cơ do địa phương tổ chức, ông đã ứng dụng công nghệ sinh học tự ủ phân bón hữu cơ và sử dụng men vi sinh để tạo ra những chế phẩm sinh học diệt sâu bọ.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và các bộ, ngành liên quan đã có nhiều chính sách nhằm mục đích giảm giá thành đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại để đầu ra nông sản tốt hơn.


Nông dân tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) sử dụng vi sinh tự làm phân, thuốc chăm sóc cây trồng. Ảnh: Phan Anh.

Dưới góc độ người trực tiếp sản xuất, nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi sang hướng sản xuất hữu cơ, bỏ công tự làm phân, thuốc sinh học để hạ giá thành chi phí đầu vào. 

Ngoài ra, nông sản an toàn nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ cũng có đầu ra tốt hơn đang khuyến khích nông dân mạnh dạn thay đổi lối mòn sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào phân, thuốc hóa học như trước đó.

Giảm phụ thuộc phân, thuốc hóa học

Trước áp lực của giá phân, thuốc hóa học tăng cao, nông dân ngày càng quan tâm chuyển từ lối canh tác truyền thống sang sản xuất theo hướng hữu cơ, tận dụng các chất thải chăn nuôi, rác hữu cơ…tự sản xuất phân bón, thuốc sinh học phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng để giảm chi phí đầu tư.

Ông Vũ Văn Mạnh, nông dân xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) chia sẻ, sau khi tham gia một số lớp tập huấn về làm nông nghiệp hữu cơ do địa phương tổ chức, ông đã ứng dụng công nghệ sinh học tự ủ phân bón hữu cơ và sử dụng men vi sinh để tạo ra những chế phẩm sinh học diệt sâu bọ.

Với khoảng 20 thùng phi tự ủ phân bón, ông Mạnh tự làm đủ phân bón cho vườn ổi và vườn mít rộng 1,3 ha của gia đình. Nguyên liệu để ông tự ủ phân có thể thay đổi tùy vào nguồn rác hữu cơ nhà vườn tận dụng được như từ động vật như xác gà, vịt chết, bắt ốc sên hại vườn cây, cá trộn với các loại rau, lá như cành cây chùm ngây…

Nhờ tự làm được phân bón, vuờn ổi của ông được bón phân đều hàng tháng nên đạt năng suất cao, chất lượng trái ngon. 

“Dù phải tốn nhiều công hơn khi tự làm phân, thuốc nhưng nhà vườn không phải lo lắng mỗi khi giá phân, thuốc trên thị trường tăng cao như hiện nay. Ngoài ra, người dân xung quanh biết về vườn ổi, vườn mít sạch nên thường đến tận vườn mua hàng, vợ tôi chở trái cây ra chợ địa phương bán cũng được người dân mua nhiều nên thường cung không đủ cầu”- ông Mạnh nói.  

Ông Trần Thanh Tùng nông dân tại xã Mã Đà (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) cũng đang chuyển hướng sản xuất sạch theo mô hình sản xuất khép kín vườn - ao - chuồng. 5ha đất của gia đình được ông nuôi gà, vịt, có ao thả cá với chất thải chăn nuôi được tận dụng làm phân bón hữu cơ cho vườn cây. 

Sau khi tham gia một số lớp tập huấn về làm nông nghiệp hữu cơ do địa phương tổ chức và bỏ công tìm hiểu thêm, ông Tùng đã ứng dụng công nghệ sinh học tự ủ phân bón hữu cơ và sử dụng men vi sinh để tạo ra những chế phẩm sinh học diệt sâu bọ. Nhờ đó, đất vườn ngày càng tơi xốp, màu mỡ, cây trồng cũng sinh trưởng tốt hơn. 


Vườn ổi sử dụng phân hữu cơ do nông dân tự là​m cho năng suất cao. Ảnh: Phan Anh

Theo ông Tùng: “Tôi tận dụng hết mọi chất thải trong nông nghiệp như phân chuồng, rác hữu cơ làm thành phân bón cho cây trồng nên chi phí đầu tư giảm hơn nhiều so với sử dụng phân, thuốc hóa học. Đây cũng là điều kiện để nông sản sạch của tôi bán với giá hàng thường vẫn có lợi nhuận tốt”.

Giảm chi phí đầu vào

Câu chuyện sản xuất nông nghiệp bền vững theo chuỗi khép kín tận dụng mọi phế, phụ phẩm nông nghiệp, không tạo ra rác thải ô nhiễm môi trường đang được nhân rộng trong sản xuất của nông dân. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu là địa phương đi tiên phong khi xây dựng “Đề án minh bạch sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Vĩnh Cửu” và chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi cho nông dân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Quang Phương, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết, huyện chọn phát triển nông nghiệp sạch, sản xuất theo hướng hữu cơ làm mũi nhọn đột phá trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương trong giai đoạn tới. 

Đến nay, huyện đã triển khai rộng rãi đến khắp các xã, thị trấn phương pháp sử dụng men vi sinh trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong xử lý rác hữu cơ trong sinh hoạt. Mô hình này sẽ được tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới. 

Định hướng về bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp sạch, huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để các đặc sản trên được chứng nhận là sản phẩm nông nghiệp sạch theo hướng đưa sản phẩm vào đăng ký nhãn hàng hóa theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là kênh có nhiều lợi thế trong chứng nhận và hỗ trợ nông sản sạch phát triển về thị trường.

Trong năm 2021, UBND Đồng Nai đã phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu tiêu thụ nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu. Tín hiệu vui là vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký kết hợp tác đồng hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ với Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm (TP.HCM). Nội dung ký kết nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ đối với một số sản phẩm chủ lực của tỉnh.


Nguồn: Báo Dân Việt

Cấp xã

Tọa đàm Nông Lâm Nghiệp: Chủ đề “Tăng cường các hoạt động, dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh”
Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Lãnh đạo UBND tỉnh với nông dân Đồng Nai năm 2025
Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh (mở rộng) triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025
Đồng Nai phối hợp tổ chức lễ bàn giao hồ sơ sản phẩm tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP năm 2025
Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai làm việc với đoàn công tác Trung ương Hội về hỗ trợ phát triển sản phẩm Ocop
Đoàn Trung ương Hội tham quan mô hình cây kiểng lá, mai vàng, cây ăn trái và bóng mát của Phạm Minh Trí (TP Biên Hòa)
HND Đồng Nai tham gia Lễ hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát động Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh
Hội Nông dân tỉnh tập huấn nâng cao năng lực cho hội viên nòng cốt năm 2025
HND Đồng Nai tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Sóc Trăng
Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị kết nối tiêu thụ sầu riêng giữa Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thịnh Bách và Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Sơn
Xem thêm

Các HND các tỉnh, thành phố

Các huyện, thành phố trong tỉnh

Các trang thường dùng khác

Số lượt truy cập

Trong năm 2025 :
Tất cả :

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ cơ quan: Số 185, đường Hà Huy Giáp, phường Trấn Biên, tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: (02513) 822.327, Email: hoinongdantinhdn@gmail.com

Trưởng Ban biên tập: Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng liên hệ: 0989.798.727

Lên đầu trang