Thứ 6 - 26/02/2016
Liên hệ (02513)822.327 Facebook Email: hoinongdantinhdn@gmail.com
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu xanh lá cây Màu vàng
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)
Cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028
Thống Nhất: Hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

 
 

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hướng tới một nền nông nghiệp bền vững an toàn sinh học hiện đang được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Thống Nhất triển khai thực hiện với những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Đây là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài.


Anh Trần Thanh Vân đang kiểm tra mức độ sinh trưởng của cây rau

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, nhìn khu nhà lưới với đủ các loại rau thủy canh xanh mơn mởn, không hề bị ảnh hưởng bởi thời tiết, anh Trần Thanh Vân- chủ trang trại trồng rau thủy canh, ở ấp Dốc Mơ 3, xã Gia Tân 1 cho biết trước đây gia đình anh trồng rau theo hình thức truyền thống nhưng hiệu quả không cao. Qua tìm hiểu anh nhận thấy mô hình trồng rau thủy canh là một hướng đi hiệu quả, anh đã tự mình học hỏi cũng như đi tham quan thực tế tại các vườn rau canh tác theo phương pháp này trên địa bàn tỉnh cũng như tại tỉnh Lâm Đồng. Sau khi đã cơ bản nắm vững được kiến thức, năm 2020 gia đình anh đã xây dựng 1.200m2 nhà lưới để trồng rau thủy canh.  

Qua quá trình canh tác anh Vân nhận thấy, trồng rau theo mô hình này cây phát triển tương đối tốt, tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, năng suất cao hơn từ 40 - 50%, thời gian thu hoạch nhanh hơn 10 ngày so với trồng rau trên đất. Cây rau không phải phun bất kỳ loại thuốc kích thích hay phòng ngừa sâu bệnh nào nên bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thường xuyên có nguồn thu, anh Vân trồng xen kẽ các loại rau ngắn ngày và dài ngày như cải thìa, xà lách, rau thơm... Hiện tại, trang trại rau thủy canh của anh Vân có hàng chục loại rau ăn lá được sản xuất thành công, như: rau dền, tần ô, cải thìa, xà lách, cải xoăn... Với 1.200m2 nhà lưới, hiện tại, trang trại của anh Vân đã cung ứng rau sạch ra thị trường từ 100-120 kg/ngày, mỗi ngày gia đình anh thu về hơn 2 triệu đồng từ trồng rau thủy canh. Theo anh Vân, mô hình trồng rau thủy canh mang lại nhiều lợi ích, như: không phải tốn công làm đất, không cần tưới, không phải trừ cỏ dại, trừ sâu và các côn trùng có hại trong đất, cây sinh trưởng và phát triển nhanh... Anh Trần Thanh Vân nói:

“Trong quá trình sinh trưởng của cây rau, ngoài việc theo dõi, tỉa lá già, lá úa, ngày nào tôi cũng kiểm tra dinh dưỡng, quan sát sự phát triển của chúng, từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Trồng rau thủy canh trong nhà lưới ít xảy ra sâu bệnh hại nên hầu như không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật”

Huyện Thống Nhất được coi là thủ phủ chăn nuôi heo của tỉnh Đồng Nai những năm trở lại đây dịch bệnh và giá cả bấp bênh đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của những người chăn nuôi trên địa bàn huyện. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do ngành chăn nuôi heo của huyện Thống Nhất đa số vẫn theo phương thức nhỏ lẻ dẫn đến việc khi dịch bệnh bùng phát thì khó khống chế được dịch, bên cạnh đó chăn nuôi nhỏ lẻ có giá thành sản xuất cao nên khi giá heo có biến động làm người chăn nuôi thua lỗ nặng. Vần đề đặt ra hiện nay để nghành chăn nuôi phát bền vững cần phải thay đổi phương thức chăn nuôi theo hướng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Trong những năm qua, để thích ứng với điều kiện chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập trang trại chăn nuôi heo của ông Nguyễn Kim Đoán ở ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm đã thay đổi phương thức sản xuất theo hướng khép kín hiện đại và an toàn sinh học. Đặc biệt với hệ thống máng ăn tự động đã giúp tiết kiệm công lao động vì chỉ cần cần ấn nút là thức ăn tự chuyển đến các ô chuồng. Khâu tự động này không những giúp quản lý tốt lượng thức ăn cho đàn heo mà còn giảm được chi phí phát sinh thuê nhân công chăm sóc đàn heo. Trước đây để duy trì hoạt động trại heo hơn 2000 đầu heo ông Đoán phải cần 4 lao động thường xuyên, nhưng hiện nay cả trại chỉ cần 2 lao động thường xuyên. Với hệ thống trang trại lạnh khép kín, đảm bảo tốt chăn nuôi an toàn sinh học nên dù nằm ngay trong vùng trọng điểm chăn nuôi của Đồng Nai, trại heo của ông Đoán vẫn an toàn qua các mùa dịch tả heo châu Phi. Cũng vì chăn nuôi khép kín nên rất hiếm khi ông Đoán phải sử dụng kháng sinh. "Nếu đầu tư chăn nuôi hiện đại cùng chế độ dinh dưỡng tốt, hiệu quả mang lại cao hơn rất nhiều so với chăn nuôi trại hở, mức tối thiểu cũng 5-10%" ông đoán chia sẻ. Chính vì vậy, mặc dù thời gian qua giá heo hơi liên tục biến động theo hướng giảm nhưng trại heo của ông Đoán vẫn không bị thua lỗ. Ông Nguyễn Kim Đoàn cho biết:

“Với quy trình hiện tại, để chăn nuôi phát triển bền vững, an toàn về sinh học và bền vững, chúng ta cũng cần phải đầu tư những cái hệ thống như thế này. Bởi vì chúng ta đầu tư 1 lần thì chúng ta có thể tiết kiệm được các công lao động rất là nhiều, chỉ sau khoảng hơn 1 năm với quy mô 1 trang trại khoảng 1 ngàn con heo thì quãng 1 năm thì đủ để chúng ta bù lại chi phí đầu tư và sau đó những năm sau chúng ta không phải tốn chi phí lao động ấy nữa. Cho nên việc phát triển bền vững đây cũng là một cái yếu tố mà người chăn nuôi cần phải nghiên cứu để mà phát triển cái mô hình như thế này, để giúp cho chúng ta có thể phát triển bền vững trong chăn nuôi được”

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Thống Nhất, hiện trên địa bàn huyện đã có 21 mô hình nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Những mô hình này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân mà còn giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giảm 50 % chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhân công trong trồng trọt…

Qua hiệu quả các mô hình cho thấy, việc ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và gia trị của sản phẩm. Đây còn là bước đột phá quan trọng để huyện Thống Nhất xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững và an toàn. Đây cũng là cơ sở để xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Tiến Th​ụ


Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân huyện Tân Phú nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Xuân Lộc nhiệm kỳ 2023 - 2028 chụp hình lưu nhiệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân thành phố Long Khánh khóa V nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt và hứa hẹn trước Đại hội
BCH Hội Nông dân thành phố Biên Hòa khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo tại Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện TRảng Bom khóa V ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Thống Nhất lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Long Thành khóa XI chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo HND tỉnh và Huyện ủy
Xem thêm

Các HND các tỉnh, thành phố

Các huyện, thành phố trong tỉnh

Các trang thường dùng khác

Số lượt truy cập

Trong năm 2024 :
Tất cả :

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ cơ quan: Số 185, đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: (02513) 822.327, Email: hoinongdantinhdn@gmail.com

Trưởng Ban biên tập: Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Mọi tin, bài, thắc mắc, góp ý xin gửi về thư điện tử: thudinh85hnd@gmail.com​ hoặc Zalo: 0369 121 007

Lên đầu trang