Thứ 6 - 26/02/2016
Liên hệ (02513)822.327 Facebook Email: hoinongdantinhdn@gmail.com
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu xanh lá cây Màu vàng
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)
Cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028
Nhơn Trạch: Mô hình trồng dưa hấu “leo giàn” tạo hiệu ứng tích cực

 

Nhận thấy mô hình dưa hấu được trồng theo giàn vừa giúp tiết kiệm diện tích đất vừa hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo chất lượng dưa ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa thích. Thời gian qua, ông Huỳnh Văn Hiệp (60 tuổi), ngụ ấp 5, xã Long Thọ là hộ nông dân đầu tiên trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã không ngại tìm tòi, học tập kỹ thuật trồng dưa hấu “leo giàn” trên mạng và đạt được kết quả khả quan, đến nay vườn dưa của ông mỗi đợt đón tiếp hàng trăm lượt khách ghé tham quan và thưởng thức.


Dưa hấu được ông Hiệp để phát triển trong chậu nhựa nhằm giảm áp lực cho cây

Khi đến thăm vườn dưa hấu của ông Hiệp, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, vì dưa được trồng theo hình thức leo giàn như các loại bầu, bí thông thường thay vì trồng dưa theo dạng bò dưới đất. Từng trái dưa hấu được ông chăm chút và đặt trong chậu nhựa để giảm bớt áp lực cho giàn treo khi trưởng thành, trung bình dưa đạt từ 2 - 3kg là có thể thu hoạch được. Tuy nhiên, theo quan sát và được ông Hiệp cho chúng tôi thưởng thức, có những trái chỉ nặng khoảng nửa kg nhưng ruột đã chín đỏ, mộng nước, thậm chí vị rất ngọt.

Theo chia sẻ của ông Hiệp, vào năm 2013, ông tình cờ xem được mô hình trồng dưa leo giàn trên mạng internet trồng thử nghiệm tại Cần Thơ, đó là mô hình dàn treo theo dạng chữ A và trái được cho nằm phía ngoài. Thấy hay và do trước đây  cũng có kinh nghiệm trồng dưa hấu nên ông mạnh dạn trồng thử 100 gốc nhưng giàn treo được ông thiết kế dạng đứng, khi dưa phát triển, ông không bán mà cho hàng xóm ăn thử thì ai cũng tấm tắc khen ngon hơn dưa bán ngoài chợ. Trước phản ứng tích cực từ mọi người, ông đã chi mạnh đầu tư thêm 500 gốc dưa và thay đổi thiết kế giàn treo theo hình chữ U, dưa được ông để phía trong để tránh ánh nắng mặt trời. Giống dưa được ông đặt hàng ở tận An Giang, với tên gọi là Phù Đổng WD1317, đây là giống dưa bò đất nhưng ông trồng trên giàn vẫn cho ra trái như mong muốn. Vốn đầu tư ban đầu bao gồm các chi phí như: cây trụ, lưới, bạc phủ bên dưới, hạt giống, phân bón, chậu...dao động khoảng 1,5 triệu đồng/100 gốc dưa. Năm nay, ông đang đầu tư trồng khoảng 3.800 gốc dưa, nếu trồng đạt sẽ thu hoạch được 7.600kg dưa, tiền bán dưa ước đạt trên 130 triệu đồng.

Chia sẻ thêm về các công đoạn trồng dưa hấu leo, ông Hiệp cho biết thêm: “ trước tiên là khâu xử lý đất, phải cày xới và phơi trong 1 tuần, sau đó rải phân đều và tiếp tục trộn bằng máy, tiến hành làm giàn lưới và xới tạo liếp rồi trùm màn phủ. Song song với việc làm các công đoạn này mình tiến hành gieo hạt trong khay theo số gốc tạo ngoài giàn, đúng 1 tuần thì cấy hạt, khi dây dưa hấu bắt đầu phát triển bám vào giàn mới tiến hành sửa từng dây để dưa mọc hướng lên theo ý muốn”. Cũng theo ông Hiệp, giai đoạn dưa vừa lên được 6 - 7 lá là thời điểm cần phải chăm sóc kỹ nhất, nếu trời mưa phải tiến hành rửa ngọn từng cây để tránh hư úng. Ông cũng đầu tư hệ thống tưới nước theo dạng phun vừa giúp tưới lên đến ngọn dưa vừa giúp rửa trôi trứng của côn trùng, sâu bệnh bám trên lá. Công đoạn thụ phấn là rất quan trọng nhằm đảm bảo dưa hấu ra hoa kết trái đạt chất lượng cao, ông Hiệp thực hiện thụ phấn bằng tay nên khá vất vả.

 Nói thêm về công việc thụ phấn hoa, ông Hiệp cho biết: “Loại dưa này có thể cho ong thụ phấn được nhưng sẽ không hiệu quả bằng mình tự đi thụ phấn. Đúng 5 giờ sáng mình phải hái hoa đực để trong mát, rồi đúng 6 giờ sáng khi hoa cái vừa hé thì lấy hoa đực thụ phấn trực tiếp vào, rất hiệu quả. Khi thụ phấn bằng cách này, trái dưa khi lớn lên sẽ không bị méo, trái tròn đạt tỷ lệ cao, còn phụ thuộc vào ong bướm thì có trái được trái không”.

Đối với phân bón cũng được ông lựa chọn rất kỹ, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ được làm từ cá ngâm với phân ure, theo tỷ lệ 40 kg cá trộn với 1kg phân ure. Ngoài ra ông cũng sử dụng phân gà để ủ dưới đất. Khi dưa được 30 ngày thì tiến hành tưới phân cá cho dưa kết hợp với phân kali nhưng được pha rất loãng, cứ 300 lít nước pha với 2,5kg phân kali. Ông cũng thường xuyên tưới nước 5 lần/ngày, mỗi lần từ 10 - 15 phút để dưa không bị héo khi thời tiết nắng nóng. Để trồng được giống dưa hấu “treo giàn” ngon, đạt chất lượng đòi hỏi phải là vùng đất khô thoáng, ưa đất đen, dẻo. Sở dĩ ông Hiệp trồng được là nhờ tận dụng đất ruộng bồi đắp lên nên mới tạo ra được loại đất phù hợp để trồng dưa hấu.

Theo ông Hiệp, mỗi vụ dưa hấu từ khâu gieo trồng đến lúc thu hoạch mất khoảng 65 - 70 ngày, những trái nào không bán kịp vẫn được ông để trên giàn và phục vụ khách ăn tại chỗ, không tính phí. Như vụ dưa vừa thu hoạch khoảng 700 gốc, ông Hiệp thu về 25 triệu đồng, sau khi trừ hết các chi phí ông thu lợi nhuận gần 15 triệu đồng. Đặc biệt, dưa hấu treo giàn có thể trồng được quanh năm, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Hiện tại, ông Hiệp chỉ trồng 02 vụ/năm, vụ chính được ông trồng đúng vào dịp Tết để phục vụ thị trường dưa Tết.

Giá dưa hấu được ông bán cao hơn thị trường từ 5 - 6 ngàn đồng/kg nhưng vẫn không đủ bán cho khách. Dưa loại 1, có trọng lượng từ 2,5 - 3,5kg có giá bán là 20 ngàn đồng/kg; dưa loại 2, có trọng lượng dưới 2,5kg được ông bán giá 15 ngàn đồng/kg. Có khách còn gọi điện đặt trước khi dưa còn non vì sợ ông bán hết, khách hàng của ông chủ yếu ở khu vực Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa và TP.Hồ Chí Minh, đặc biệt, ông không phân phối ở chợ đầu mối mà chủ yếu bán cho khách đến tham gia tại vườn nhưng “cầu không đủ cung”. Dưa hấu của ông được nhiều khách hàng đánh giá là vỏ mỏng, thịt dày, vừa giòn vừa ngọt và  rất yên tâm vì ông không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như dưa trồng dưới đất. Do đó, nhiều khách hàng sẵn sàng chịu chi dù giá bán có cao hơn bên ngoài.

Do nhu cầu của khách tăng cao nên ông Hiệp đã bàn với con trai là anh Huỳnh Phúc mở rộng diện tích trồng dưa. Riêng anh khi thấy ba mình trồng dưa hấu leo giàn có thu nhập cao nên cũng muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ kinh nghiệm và kỹ thuật được ông Hiệp truyền đạt, anh Phúc đã đầu tư trồng 1.800 gốc dưa, sau 02 lần trồng thử nghiệm, hiện vườn dưa của anh đã phát triển và bắt đầu leo giàn.

Đây là mô hình khá mới trên địa bàn huyện Nhơn Trạch nói riêng và tỉnh Đồng Nai nói chung, dưa hấu là loại trái cây giải nhiệt nên được đa số người tiêu dùng ưa chuộng, do đó những mô hình trồng dưa hấu “sạch” rất cần được nhân rộng để phần nào giúp người dân yên tâm hơn khi sử dụng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xuân Mai

 
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân huyện Tân Phú nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Xuân Lộc nhiệm kỳ 2023 - 2028 chụp hình lưu nhiệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân thành phố Long Khánh khóa V nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt và hứa hẹn trước Đại hội
BCH Hội Nông dân thành phố Biên Hòa khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo tại Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện TRảng Bom khóa V ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Thống Nhất lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Long Thành khóa XI chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo HND tỉnh và Huyện ủy
Xem thêm

Các HND các tỉnh, thành phố

Các huyện, thành phố trong tỉnh

Các trang thường dùng khác

Số lượt truy cập

Trong năm 2024 :
Tất cả :

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ cơ quan: Số 185, đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: (02513) 822.327, Email: hoinongdantinhdn@gmail.com

Trưởng Ban biên tập: Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Mọi tin, bài, thắc mắc, góp ý xin gửi về thư điện tử: thudinh85hnd@gmail.com​ hoặc Zalo: 0369 121 007

Lên đầu trang