Thứ 6 - 26/02/2016
Liên hệ (02513)822.327 Facebook Email: hoinongdantinhdn@gmail.com
Màu xanh nước biển Màu đỏ Màu xanh lá cây Màu vàng
Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)
Cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028
Phát triển sản xuất quy mô hàng hóa lớn

Đồng Nai là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước khi thuộc tốp đầu về tổng đàn gia súc, gia cầm. Về lĩnh vực trồng trọt, tỉnh có thế mạnh phát triển cây công nghiệp và cây ăn trái với những cây trồng có diện tích lớn nhất trong cả nước.


Dự án Cánh đồng lớn ca cao do Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức (H.Định Quán) đầu tư đã hình thành những vùng chuyên canh ca cao sạch, sản phẩm chế biến xuất khẩu tốt vào những thị trường khó tính. Ảnh: B.Nguyên

Tỉnh đang tập trung phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, hình thành những vùng chuyên canh quy mô lớn hướng đến sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao để cạnh tranh tốt khi bước vào sân chơi quốc tế.

* Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa

Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, chăn nuôi công nghiệp chiếm 70% trên tổng đàn heo; chiếm khoảng 60% trên tổng đàn gà; cả nước xây dựng được ít nhất 20 vùng chăn nuôi an toàn cấp huyện…

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh VÕ VĂN PHI, xuyên suốt quá trình xây dựng nông thôn mới, Đồng Nai luôn tập trung đầu tư mạnh về hạ tầng cho các vùng nông thôn, nhất là đường giao thông và điện sản xuất, góp phần hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất cây công nghiệp, cây ăn trái… Trong hội nhập, ngành Nông nghiệp của tỉnh sẽ tập trung phát triển theo chuỗi liên kết giữa các địa phương, các vùng chuyên canh. Tỉnh cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, chế biến để nông sản có đầu ra ngày càng bền vững.

Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển ngành chăn nuôi đạt và vượt những mục tiêu của chiến lược phát triển chăn nuôi trong giai đoạn mới đặt ra. Hiện tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh đạt trên 2,48 triệu con, tăng gần 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng đàn gia cầm đạt trên 26 triệu con, tăng 10,65% so cùng kỳ. Với sản phẩm heo, gà, chăn nuôi công nghiệp đều chiếm hơn 90% tổng đàn.

Tỉnh cũng đi đầu cả nước trong xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, 5 huyện được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh trên gà đối với bệnh cúm và bệnh Newcastle. Chăn nuôi heo đã hình thành được 3 vùng GAHP (Quy trình thực hành chăn nuôi tốt) tại các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc và TP.Long Khánh. Toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 42 cơ sở giết mổ động vật theo quy hoạch giết mổ tập trung được đầu tư dây chuyền giết mổ hiện đại, an toàn. Tính đến hết năm 2019, Đồng Nai duy trì khoảng 18,6% sản lượng heo, 27% sản lượng gà đạt tiêu chuẩn VietGAHP có mặt trên thị trường. Ngành chăn nuôi của tỉnh đang tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, quy mô đàn heo của Đồng Nai chiếm tỉ trọng cao trong tổng đàn heo cả nước. Đồng Nai có rất nhiều lợi thế để tái đàn, tăng đàn như: có tổng đàn nái, trong đó có đàn giống cụ kỵ cao là nguồn tài nguyên rất lớn về nguồn giống cung cấp ra thị trường. Tỉnh có nhiều cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; là một trong những tỉnh đi đầu trong triển khai truy xuất nguồn gốc và xây dựng các chuỗi liên kết chăn nuôi an toàn… Đồng Nai cần tiếp tục cơ cấu lại hoạt động chăn nuôi, ưu tiên phát triển mô hình trang trại quy mô lớn, đảm bảo an toàn sinh học nhằm góp phần đảm bảo sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi trong cả nước.

* Vùng chuyên canh gắn với chế biến

Toàn tỉnh hiện có hơn 100 ngàn ha cây công nghiệp và gần 70 ngàn ha cây ăn trái. Trong đó, có nhiều đặc sản trái cây có diện tích thuộc tốp đầu cả nước và đã hình thành được những vùng chuyên canh như: chuối gần 11,9 ngàn ha, xoài trên 12,5 ngàn ha, sầu riêng gần 7 ngàn ha, chôm chôm gần 10,2 ngàn ha…

Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT Lê Văn Gọi, thời gian qua, tỉnh rất quan tâm triển khai chương trình hỗ trợ người dân sản xuất theo quy trình an toàn. Đến nay, toàn tỉnh có gần 1,2 ngàn ha cây trồng đạt chứng nhận GAP. Toàn tỉnh có 105 mã số vùng trồng với diện tích gần 22 ngàn ha đối với 6 loại cây trồng gồm: chuối, mít, thanh long, xoài, chôm chôm, chanh và 41 mã số cơ sở đóng gói.


Vùng chuyên canh chuối cấy mô tại xã Thanh Bình, H.Trảng Bom xuất khẩu tốt, mang lại lợi nhuận cao

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh xây dựng được 151 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ với 93 chuỗi trồng trọt, 52 chuỗi chăn nuôi, 2 chuỗi thủy sản, 4 chuỗi lâm nghiệp. Trong đó, có 17 dự án cánh đồng lớn được UBND tỉnh phê duyệt; 45 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận với 308 điểm bán các sản phẩm và 89 chuỗi được hình thành do các doanh nghiệp, HTX và nông dân chủ động thực hiện.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông; đầu tư mở rộng chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (H.Thống Nhất); các cụm công nghiệp chế biến nông sản như: Cụm công nghiệp chế biến nông sản Long Giao (H.Cẩm Mỹ), Cụm công nghiệp Phú Túc (H.Định Quán) để phát huy hiệu quả của chương trình liên kết vùng trong tiêu thụ, chế biến nông sản.

* Tạo môi trường phát triển sản xuất lớn

Góp ý vào định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn, bền vững, GS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chỉ ra, tình trạng “giải cứu” nông sản là do sản lượng nông sản tăng rất nhanh, nhất là các loại rau củ, trái cây có tính thời vụ cao. Trong khi đó, quan hệ sản xuất lại chậm thay đổi, đặc biệt là trong tổ chức liên kết, sản xuất vẫn trên nền tảng manh mún, nhỏ lẻ. Sản xuất chưa căn cứ trên nhu cầu thị trường hiện đang là điểm rất yếu của nông dân. Mỗi vùng, mỗi địa phương cần định hướng quy hoạch và nông dân cần tôn trọng quy hoạch đó vì nó được tính toán trên cơ sở khoa học.

TS LÊ QUÝ KHA, Phó viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho rằng, quy hoạch cảng hàng không quốc tế Long Thành có công suất 100 triệu hành khách/năm là một thị trường tiềm năng rất lớn cho nông sản Đồng Nai. Tỉnh nên quan tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông minh và các giải pháp tích hợp công nghệ 4.0 để xây dựng các chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, bền vững. Ngay từ bây giờ, tỉnh cần quan tâm đào tạo đội ngũ con người cho nền sản xuất lớn, nhất là xây dựng được đội ngũ nông dân trẻ được đào tạo bài bản về kiến thức trong sử dụng thiết bị công nghệ, máy móc hiện đại; về tư duy tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao.

Theo GS-TS Nguyễn Hồng Sơn: “Đồng Nai có nhiều lợi thế về đất đai, giao thông và gần các cảng biển để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tỉnh cần tạo môi trường thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến gắn với đầu tư khu bảo quản, kho trữ nguyên liệu cho chế biến để khắc phục tính chất thời vụ của nông sản”.

Khát vọng đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, ông Đào Duy Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Công nghệ giáo dục 3A (TP.HCM) đã hợp tác với Đồng Nai triển khai đề án phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel. Mục tiêu của đề án nhằm đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ của Israel vào sản xuất những nông sản thế mạnh của Đồng Nai với quy mô hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị khép kín, có thương hiệu.

Ông Đào Duy Bình chia sẻ: “Tôi muốn nông dân Việt Nam là đội ngũ nông dân trí thức, làm giàu. Một điểm rất quan trọng là phải sản xuất theo nhu cầu không chỉ của thị trường nội địa mà phải đi theo nhu cầu tiêu dùng của thế giới, nghĩa là thế giới cần gì thì mình sẽ đáp ứng đúng nhu cầu, đúng thời điểm thì mới tạo nên giá trị cao”.

Bình Ng​uyên

 

 

Các tin khác

    There are no items to show in this view.
Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân huyện Tân Phú nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Xuân Lộc nhiệm kỳ 2023 - 2028 chụp hình lưu nhiệm cùng lãnh đạo
BCH Hội Nông dân thành phố Long Khánh khóa V nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Cẩm Mỹ nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt và hứa hẹn trước Đại hội
BCH Hội Nông dân thành phố Biên Hòa khóa X chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo tại Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện TRảng Bom khóa V ra mắt Đại hội
BCH Hội Nông dân huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra mắt Đại hội
Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Thống Nhất lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028
BCH Hội Nông dân huyện Long Thành khóa XI chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo HND tỉnh và Huyện ủy
Xem thêm

Các HND các tỉnh, thành phố

Các huyện, thành phố trong tỉnh

Các trang thường dùng khác

Số lượt truy cập

Trong năm 2024 :
Tất cả :

​TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ cơ quan: Số 185, đường Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 

Điện thoại: (02513) 822.327, Email: hoinongdantinhdn@gmail.com

Trưởng Ban biên tập: Hồ Thị Sự - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai.

Mọi tin, bài, thắc mắc, góp ý xin gửi về thư điện tử: thudinh85hnd@gmail.com​ hoặc Zalo: 0369 121 007

Lên đầu trang